Trách nhiệm của người dùng mạng xã hội
Nghị định 147 cũng quy định chi tiết về trách nhiệm của người sử dụng. Theo đó, người dùng phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình cung cấp, lưu trữ, truyền đưa, chia sẻ trên mạng.
Người dùng phải tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành khi cung cấp dịch vụ chuyên ngành trên mạng xã hội; tuân thủ quy định về thuế và thanh toán khi có hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu.
Các chủ kênh, tài khoản, nhóm cộng đồng, trang cộng đồng (fanpage) trên các mạng xã hội tại Việt Nam không đặt tên kênh, tài khoản, nhóm giống hoặc trùng với cơ quan báo chí hoặc gây nhầm lẫn cơ quan báo chí.
Chủ kênh, tài khoản, nhóm cộng đồng, trang cộng đồng có trách nhiệm tạm khóa, gỡ bỏ thông tin vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân khác chậm nhất 48 giờ khi có yêu cầu từ người sử dụng mạng xã hội hoặc chậm nhất không quá 24 giờ khi nhận được yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định mới, chủ kênh, tài khoản, nhóm cộng đồng, trang cộng đồng không lợi dụng để sản xuất nội dung dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn báo chí, khi livestream phải tuân thủ quy định tại Nghị định 147 và quy định chuyên ngành về thuế, hoạt động thanh toán...
Người ta thường nói, 10 năm đầu hôn nhân, nếu không dung hòa, vợ chồng dễ trục trặc, dẫn đến ly hôn.
Vợ chồng tôi cũng vậy, tuy nhiên thay vì ly hôn, chúng tôi chọn giải pháp ly thân, sống cùng dưới mái nhà. Vì mẹ chồng mắc bệnh tim nặng, hai vợ chồng muốn giấu bà, sợ bệnh tim tái phát sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
![]() |
Thời gian đầu, cả hai chiến tranh lạnh, chẳng ai nói với ai câu nào. Phan - chồng tôi vốn đào hoa, chẳng hiểu do ăn nói khéo hay kiếm tiền giỏi, mẽ ngoài đẹp mà nhiều cô gái mê mệt.
Lúc mới cưới nhau, còn có cô đến tận nhà tặng quà và hoa cho anh. Tôi tức đến mấy cũng cố kìm nén, giới thiệu mình là vợ Phan. Cô gái chưng hửng ra về.
Giờ ly thân, mỗi đứa ở một phòng, chồng tôi càng có cơ hội ra ngoài hẹn hò, gặp gỡ các em.
Vài lần mẹ đi công tác, con tôi nói, cháu đi học về thì bắt gặp bố đưa cô gái lạ về nhà. Tôi hỏi bác giúp việc, bác bảo không biết đó là ai. Lúc hai bác cháu đến cửa đã thấy cô gái chuẩn bị ra về. Chưa bắt tại trận, mới chỉ nghe qua lời kể nên tôi im lặng.
Khi cô gái kia quay lại lần nữa, đúng lúc chồng tôi đi vắng, chỉ gặp tôi ở nhà, tôi từ chối không mở cửa. Cô ả cũng chẳng vừa, đập cửa, bấm chuông ầm ĩ, yêu cầu tôi ra nói chuyện.
Tôi cho biết, hai vợ chồng đang ly thân, chưa chấm dứt hẳn, cho ai vào là quyền của tôi.
Nhân tình của chồng càng quá đáng, tồng tộc kể hết việc được chồng tôi đưa về nhà ăn nằm bao nhiêu lần, cái thai trong bụng được bao nhiêu tháng, chồng tôi chu cấp bao nhiêu…
Hàng xóm kéo đến đầy cổng. Được thể, cô gái khóc lóc ầm ĩ, chỉ trích tôi như kẻ tội đồ.
Tức giận, tôi mời công an phường xuống giải quyết vấn đề an ninh trật tự. Đêm đó, chồng tôi mới mò về.
Sau 5 năm ly thân, lần đầu tiên chúng tôi ngồi nói chuyện. Trước đó, mọi vấn đề liên quan đến con cái, hầu như cả hai chỉ nhắn tin hoặc thông qua bác giúp việc.
Chồng tôi thú nhận, bị nhân tình gài bẫy, giờ cô ta bắt anh phải có trách nhiệm, nếu không sẽ kiện cáo đến cơ quan. Anh làm nhà nước, mọi chuyện mà vỡ lở chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công việc.
Nhiều ngày anh tắt máy, cắt liên lạc, cô bồ mới đến nhà làm loạn. Trong tình thế nguy cấp, anh cậy nhờ vợ giúp đỡ, tháo vòng vây.
Qua một số nguồn thông tin, tôi dò la được nơi ở mới của cô gái và biết được bí mật, cô ta đang ăn ở với người khác, đứa bé trong bụng có thể không phải của chồng tôi.
Tôi hẹn gặp cô ta ở quán cà phê. Sau một hồi nói chuyện, bị tôi bắt bí, cô nhân tình chịu thừa nhận, muốn tìm chỗ ấm êm gửi thân nên đã giăng bẫy tình, lừa chồng tôi. Đứa bé không phải con anh.
Để giải quyết dứt điểm, tôi cho cô ta một khoản tiền, bắt kí nhận giấy tờ đàng hoàng, không bao giờ làm phiền gia đình tôi. Sau sóng gió, chồng tỏ ra biết ơn, tử tế với vợ con hơn.
Khi mẹ chồng qua đời, tôi định gửi đơn ra tòa xin ly hôn thì một đêm chồng tôi nhậu xỉn rồi về nhà, gõ cửa phòng vợ. Tôi tưởng anh có chuyện gì gấp, nào ngờ, anh cuồng nhiệt đòi ‘hâm nóng’ tình cảm, đề nghị nối lại tình xưa.
Không cưỡng lại được, chúng tôi đã có những giây phút mặn nồng như thuở mới yêu. Anh hứa sẽ sống tốt, bù đắp cho tôi những năm tháng đã qua.
Tuy vậy, tôi vẫn trăn trở, liệu rằng anh có thực sự thay đổi không? Hay chỉ vài bữa lại ngựa quen đường cũ, ra ngoài bồ bịch lăng nhăng.
Tôi phân vân quá. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Lần đầu tiên được chồng quan tâm, tổ chức kỷ niệm ngày cưới, tôi xiết bao hạnh phúc nhưng nào ngờ, đó cũng là nỗi ẩn ức, cả đời tôi không quên.
" alt=""/>Chồng ngoại tình khi ly thân, 5 năm sau đòi hâm nóng tình cảmChợ Huế độc nhất ở Sài Gòn
Từ ngã ba Nguyễn Ảnh Thủ - Bà Điểm 6 (ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM), nếu để ý chúng ta sẽ nghe những lời đối đáp, chào hỏi của những người đi đường mang chất giọng rất đặc biệt - giọng Huế.
Đi sâu vào bên trong một chút là chợ Huế. Chợ Huế là chợ tự phát. Ông Minh, dân địa phương cho biết, khu vực này rất đông người Huế sinh sống.
Những năm trước, nơi đây giá thuê phòng trọ rẻ hơn những nơi khác, xung quanh lại có nhiều công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp nên thu hút nhiều người Huế đến thuê mướn.
Chợ vắng nên người mua có thể đi xe vào chợ. |
Trải qua một thời gian khá dài, nhờ tính cần cù chịu thương chịu khó, những người lao động nhập cư từ Huế đã tạo cho mình cuộc sống ổn định hơn. Người gốc Huế tăng dần trở thành một quần thể đông đúc nên nhu cầu cần có một ngôi chợ là điều dĩ nhiên.
Ban đầu, có vài người thuê một góc nhỏ trên thửa đất trống để buôn bán những món hàng cần thiết mang tính địa phương. Những món hàng Huế ấy nhanh chóng được bà con Huế tại đây ủng hộ. Rồi cứ thế, nơi đây tăng dần cả người bán lẫn người mua và trở thành ngôi chợ mang hồn Huế.
Ông Minh kể: 'Mới đó mới đây mà đã hơn 15 năm rồi. Chợ Huế bây giờ đầy đủ những mặt hàng được mang từ Huế vào hoặc ít ra cũng được chế biến từ người Huế nên rất gần gũi và quen thuộc với khách hàng.
Toàn chợ có hơn 40 gian hàng, bán đủ các mặt hàng từ hàng ăn đến hàng sinh hoạt tiêu dùng. Chủ gian hàng đa số là người Huế, chỉ vỏn vẹn có 2 người địa phương khác.
Đứng bên ngoài nhìn vào, đã 9h sáng nhưng lượng người ra vào vẫn không tấp nập. Người mua bình thản chậm rãi đi. Người bán vui tươi chào đón nhưng không chèo kéo vồn vã. Cứ thế, hoạt cảnh mua bán trầm lặng như tâm hồn người dân xứ Huế.
'Chị đi mô mà lâu ni không gặp?'; 'Ôn mệ có khỏe không em?'; 'Anh chị chừ làm ăn ra răng?', chúng tôi nghe những câu chào hỏi đặc sệt Huế cứ ngỡ rằng mình đang ở một ngôi chợ làng nào đó ở Huế. Họ trao nhau những nụ cười, những ánh mắt. Không vồn vã nhưng thâm tình. Không mỹ miều nhưng chân chất ...
Chợ không cạnh tranh
Ghé vào một hàng nhỏ, sử dụng chút giọng Huế, chúng tôi hỏi, 'Chị bán chi rứa?' Chị chủ cười thật tươi: 'Bánh lọc, bánh ít, bánh nậm anh ơi. Nhân tôm thịt, ngon lắm. Mời anh...'.
![]() |
Bánh lọc, bánh nậm, bánh ít... |
Bước vào trong, tại mỗi gian hàng, hàng hóa được bày biện dưới đất. Chúng tôi ghé vào một gian hàng đồ khô. Bánh kẹo, mứt, bún khô, mắm các loại, tôm chua v.v... tất cả đều có nhãn hàng ghi xuất xứ từ Huế.
Lấn sâu vào trong, ghé gian hàng tươi sống của chị Hạnh. Trước mặt chị là những loại cá nước lợ. Hỏi chị xuất xứ về các mặt hàng chị bán, chị chỉ vào đống thùng xốp phía sau cho biết, tất cả cá thịt mà chị bán đều được đưa từ Huế vào.
Chị nói: 'Cá này là cá nước lợ từ phá Tam Giang gửi vào. Anh có biết phá Tam giang không?'. Không đợi chúng tôi trả lời, chị đọc tiếp 2 câu thơ : ''Yêu em anh cũng muốn vô - ngại truông nhà Hồ, sợ phá Tam giang'. Nói vậy thì anh biết phá Tam Giang rộng như thế nào rồi. Cá ở đây có mùi vị rất đặc biệt mà người Huế nào dù xa xứ cũng vẫn nhớ'.
Quả đúng như thế, có vào chợ Huế mới thấy người Huế dù xa quê vẫn luôn đau đáu về vùng đất đã sinh ra mình. Họ cầm những hũ ớt, những lọ mắm ruốc - những thứ mà không người Huế nào không dùng - một cách trân trọng.
Đến trước gian hàng rau củ quả, chúng tôi chợt nhìn thấy một bao to đựng đầy loại trái lạ. Chị bán hàng có vẻ tự hào hơn: 'Trái vả đó anh. Trái này trong nam không có mà chỉ Huế mới có. Đây là loại trái thông dụng, không sang trọng nhưng rất được người Huế yêu thích. Có thể nấu, có thể làm gỏi, có thể ăn sống ...'
Gian hàng khô. Chị chủ luôn nở nụ cười với khách. |
Chợ Huế là nơi hội tụ người Huế tha hương. Đến đây, bà con sẽ tìm thấy hương vị quê hương, tình cảm sâu đậm của những người cùng quê. Họ gặp nhau hỏi han về sức khỏe, thăm nhau về cuộc sống, sẻ chia những vui buồn.
'Anh vào chợ có thấy cảnh cạnh tranh chèo kéo mời mọc không? Hoàn toàn không. Người Huế buôn bán tại đây ngoài sinh kế họ còn giúp nhau để vượt qua những khó khăn bởi tất cả người Huế ở đây đều là những người xa xứ'. Anh Nguyễn Công, một người Huế quê ở huyện Hương Thủy kể với chúng tôi.
Những người đến với chợ 0 đồng ai nấy đều nghèo. Nhưng ở đây, không có ai tham lam, chỉ lấy vừa đủ để dùng.
" alt=""/>Khu chợ đặc biệt ở Sài Gòn, người Huế xa quê ai cũng muốn tìm đến